Học Giỏi Phát Âm Giọng Mỹ Trong 60 Ngày
Học Giỏi Phát Âm Giọng Mỹ Trong 60 Ngày
33. 3 Yếu Tố Gây Khó Cho Người Học Phát Âm Tiếng Anh
Các bạn đang lắng nghe tập 33 trong series podcast Học Giỏi Phát Âm Giọng Mỹ Trong 60 Ngày Cùng Phát Âm Hay, với nội dung: 3 Yếu Tố Gây Khó Cho Người Học Phát Âm
3 Yếu Tố Gây Khó Cho Người Học Phát Âm
Đố bạn liệt kê ra 10 ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới. Tiếng Việt liệu có trong này không ta?
Đáp án là: ‘
1. Mandarin - Tiếng Trung
2. Arabic - Tiếng Ả Rập
3. Telugu - Một ngôn ngữ của người Ấn Độ
5. Polish- Ba Lan
6. Turkish - Thổ Nhĩ Kỳ
9. Finnish - Tiếng Phần Lan
10. Korean - Tiếng Hàn
Trong danh sách này hoàn toàn không có tiếng Anh! Mình là người Việt, nói thông viết thạo tiếng Việt thì tiếng Anh có là xá gì, các bạn nhỉ? Khi mình hỏi câu này cho học viên của mình, các bạn trả lời “xá lắm cô ơi!”. Nói vậy chứ, so với tiếng Anh, tiếng Việt còn khó hơn gấp nhiều lần. Nói vậy không có nghĩa là chúng ta không gặp những trở ngại khi học tiếng Anh, và đặc biệt là PHÁT ÂM TIẾNG ANH.
Trong podcast ngày hôm nay, chúng ta sẽ nói về 3 nguyên nhân gây khó khăn cho người học phát âm tiếng anh.
Thứ nhất, mọi người quá bận rộn để sắp xếp việc học. Cách đây không lâu, trong quá trình tìm hiểu về cách dạy tiếng Anh, mình đã đọc được 1 bản báo cáo của đại học MIT. Và có một nỗi buồn man mác không nói nên lời.. Nội dung như sau:
“If people want to achieve native-like proficiency in a new language, they should start learning that language before the age of ten. The researchers added that children up to the age of 17 or 18 remain adept at learning grammar. There is bad news for those who want to pick up a new language beyond their late teens.”
Tạm dịch là “Nếu mọi người muốn đạt trình độ ngoại ngữ như bản xứ, các bạn nên bắt đầu học trước 10 tuổi. Trẻ đến độ tuổi 17 hay 18 vẫn có thể học thông thạo ngữ pháp. Đây là một 0 tin không hay cho ai bắt đầu học ngoại ngữ khi đã qua tuổi 18 hay 19”.
Lý do được cho là “People simply might be too busy to learn a language later in life. After 17 or 18, you leave home, you work full time, or you become a specialized university student. All of these might impact your learning rate for any language”. Sau 17 hay 18 tuổi, bạn xa nhà, làm việc toàn thời gian hoặc bạn trở thành sinh viên với chuyên ngành cụ thể. Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến tốc độ học ngoại ngữ của bạn.
Thứ hai, người học là sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Người học có xu hướng đưa các âm mới về âm của tiếng mẹ đẻ do đã quen từ trước và việc học cũng dễ dàng hơn. Đặc biệt là các âm có sự tương tự như i- I hay /t/- tờ /d/- đờ. Ví dụ như “the brother” thì bị đọc thành “đờ bro đờ” hay việc hay thêm dấu trong tiếng Việt trong bài đọc. Ví dụ như “What a good book!” thì toàn thêm dấu sắc vào bài.
Hoặc một trong những lỗi ngữ điệu hay gặp là thêm dấu ngã vào chữ cuối cùng của câu:
I am ice.
I move slowly.
I keep the world cool.
Well, I used to.
But humans keep warming this planet.
Ngoài ra, cách phát âm của các chữ cái tr